Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

On 07:13 by Unknown   No comments
[Logix] Bài 13: Sử dụng Add On Intruction trong Rslogix 5000


Đối với các đối tượng điều khiển tương tự nhau (ví dụ như điều khiển nhiều Motor giống nhau), thay vì viết lại các đoạn lệnh cho từng đối tượng, ta có thể viết thành một hàm điều khiển chung, từ đó khi cần điều khiển cho đối tượng nào, chỉ cần gọi hàm đó với các thông số đầu vào, đầu ra cụ thể. Một hàm điều khiển như vậy trong Rslogix 5000 gọi là Add-On Instruction (AOI). Trong thực tế, việc tổ chức chương trình trong đó sử dụng các AOI là rất hữu ích.

Lợi ích

  • Có thể sử dụng lại Code
    • Nếu thuật toán điều khiển cho một đối tượng nào đó sử dụng nhiều lần trong một chương trình, AOI sẽ giúp việc lập trình nhanh hơn, không phải viết lại nhiều lần
    • Viết một lần, sử dụng cho nhiều dự án: AOI có thể Export ra thành file độc lập và Import vào các dự án khác nhau (trên thực tế người ta thường làm thành các bộ thư viện AOI cho các đối tượng thông dụng trong công nghiệp, khi lập trình chỉ cần Import vào để sử dụng)
  • Chương trình dễ hiểu hơn
    • Đối với chương trình điều khiển phức tạp, việc tổ chức thành các AOI, thành các khối điều khiển giúp chương trình dễ đọc và dễ hiểu hơn
  • Dễ bảo trì chương trình
    • Khi cần chỉnh sửa thuật toán cho các đối tượng, chỉ cần chỉnh sửa trong AOI, chương trình sẽ tự động cập nhật cho các đối tượng trong chương trình.
  • Bảo vệ tài sản trí tuệ
    • Rslogix 5000 cho phép bảo vệ mã nguồn chương trình cho các AOI do đó người viết có thể khóa các AOI của mình, tránh bị Copy chỉnh sửa,…
Các bước tạo AOI

Các bước sau đây minh họa một AOI đơn giản. Ban đầu ta có đoạn chương trình như sau:

Ta sẽ thực hiện lại đoạn chương trình trên bằng AOI. Tạo New Add-On Instruction

Nhập các thông tin của AOI sẽ tạo:
  • Tên: Đặt tên cho AOI
  • Type: Chọn ngôn ngữ định viết cho AOI (ở đây chọn Ladder)

Trong cửa sổ hiện ra, bạn khai báo các thông số như sau

Quan trọng!

  • Parameter: Phải định nghĩa các thông số đầu vào và đầu ra cho AOI, xác định các thông số nào bắt buộc, thông số nào hiển thị, thông số nào không. Paramenter là các biến sẽ giao tiếp với chương trình bên ngoài (chương trình sẽ truyền giá trị cho các thông số này để thực hiện đoạn lệnh bên trong AOI). Định nghĩa một parameter cần gồm:
    • Xác định Parameter đó là Input hay Output
    • Kiểu dữ liệu
    • Hiển thị khi gọi AOI hay không…
  • Local Tag: Các Tag nội trong AOI, chỉ sử dụng trong AOI, bên ngoài không truy cập vào được.
Sau khi chọn xong như trên, Click OK. AOI được tạo như sau.
Double Click vào Logic để mở cửa sổ viết chương trình cho AOI

Viết đoạn chương trình như sau

Chương trình cho AOI được viết trong cửa sổ trên.
Sử dụng AOI

Quay lại chương trình chính, ta thấy trên thanh công cụ lệnh, trong Tab Add On sẽ có thểm AOI MY_MOTOR vừa tạo

Để sử dụng, trong Ladder, ta tạo Rung mới và Click vào MY_MOTOR, sau đó gán cá thông số Input/Output cho AOI.
Ví dụ ở đây ta tạo một tag mới MY_MOTOR1, và viết lại đoạn chương trình ban đầu, sử dụng AOI thành.

Hoặc viết ở ngôn ngữ Funtion Block Diagram (FBD) như sau

Trên đây là các bước cơ bản để tạo và sử dụng AOI. Tuy nhiên để có thể sử dụng tối đa chức năng và tìm hiểu đầy đủ AOI, các bạn xem tài liệu tham khảo bên dưới.
GHI CHÚ

  • AOI không cho phép chỉnh sửa Online. Cho nên nếu các đoạn chương trình cần chỉnh sửa Online thì không nên sử dụng AOI
  • AOI có thể Export ra thành file độc lập và Import vào các dự án khác nhau.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong AOI chỉ có thể là: LD, FBD và ST (không có SFC)
Tham khảo:

http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/1756-pm010_-en-p.pdf

0 nhận xét:

Đăng nhận xét