Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

On 07:10 by Unknown   No comments
[Logix] Bài 7: Tạo chương trình mới với Rslogix 5000 (phần 2)


Bài này sẽ trình bày
  • Cấu trúc chương trình
  • Tag
  • IO Tag

Cấu trúc của Project trong Rslogix 5000

Một Project được chia thành nhiều Task, trong mỗi Task có nhiều Program và trong Program có nhiều Routine.

  • TASK:
    • Gồm nhiều Program để thực hiện trọn vẹn một công việc nhất định.
    • Quyết định khi nào các Program trong nó được thực thi
    • Có 3 loại: Periodic Task, Event Task và Continous Task với các mức ưu tiên khác nhau, Tùy vào mục đích sử dụng người thiết kế lựa chọn phù hợp. Mặc định khi tạo Project mới luôn có sẵn một Continous Task.
    • Đối với Controllogix và Compactlogix 5370, một Project có thể có tối đa 32 Task
    • Mỗi Task có tối đa 100 Program
  • PROGRAM
    • Chứa các Routine là các đoạn mã code thực thi chương trình.
    • Trong mỗi Program có một Routine là Routine chính , trong đó sẽ gọi các Routine còn lại (lệnh Jump To Subroutine – JSR). Chương trình sẽ chỉ quét trong Routine chính này, các Routine trong Program nếu không được gọi trong Routine chính sẽ không được thực thi.
    • Không hạn chế số lượng Routine trong mỗi Program.
  • ROUTINE
    • Nơi người lập trình viết các đoạn chương trình của mình
    • Có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình: Ladder, FBD, SFC và ST (Lưu ý, số lượng ngôn ngữ lập trình còn phụ thuộc vào phiên bản (bản quyền) phần mềm Rslogix 5000 mà bạn có).
Dữ liệu và kiểu dữ liệu: Tag

  • Dữ liệu trong Project là các Tag. Tag là các biến trong chương trình (tương đương như các địa chỉ vùng nhớ ở các PLC khác). Với Tag khi lập trình người lập trình đặt tên theo ý muốn của mình như ví dụ trong đoạn chương trình dưới đây các Tag là START_MOTOR, STOP_MOTOR…

  • Mỗi Tag có 2 thông tin quan trọng là Kiểu dữ liệu và Tên Tag. Kiểu dữ liệu có thể là các kiểu chuẩn như INT, REAL, STRING…. Hoặc là kiểu người dùng tự định nghĩa (User Defined Data Type).
  • Phạm vi hoạt động của Tag có thể là Controller Tag (có hiệu lực trong toàn bộ Project) hoặc Program Tag (chỉ có hiệu lực trong Program chứa nó). Khi định nghĩa Tag ta cần phải xác định rõ phạm vi hoạt động của Tag.
  • Khai báo Tag

  • Khai báo Tag bằng cách mở cửa sổ Tag (Double Click vào Controller Tag hoặc Program Tag) và nhập Tag
  • Có thể Import từ File Excel (tiện lợi khi làm dự án).
Viết chương trình

Chương trình được viết trong các Routine. Để bắt đầu viết chương trình, ta mở cửa sổ Routine (Double Click vào Routine muốn viết chương trình).

Địa chỉ vật lý của I/O nằm ở đâu ?

Mỗi khi tạo thêm Module IO, trong Controller Tag tự động sinh ra các Tag IO cho mô đun đó VD:

Ở Module IB32 Slot số 5, kênh số 0 của mô đun sẽ có địa chỉ là:
Local:5:I.Data.0

Cấu trúc:
Local: Slot: (I=Input, O=output).Data.Channel

Ngoài I,O còn có các thông tin khác tùy theo mô đun (tham khảo thêm trong các mô đun tương ứng).
GHI CHÚ

Tài liệu tham khảo cho phần này:
http://literature.rockwellautomation.com/idc/groups/literature/documents/pm/1756-pm004_-en-p.pdf
GIAP VAN VY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét